Kho lạnh thực phẩm là thiết bị được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp bảo quản này. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến các những thông tin hữu ích về kho đông lạnh thực phẩm.
Kho lạnh thực phẩm là gì?
Hiểu theo cách đơn giản, kho lạnh bảo quản là thiết bị chuyên dùng cất trữ và bảo vệ các loại thực phẩm, rau củ quả, hóa chất, công nghiệp nhẹ hay công nghiệp thực phẩm. Kho đông lạnh bảo quản thực phẩm sở hữu hệ thống dàn lạnh có khả năng cách nhiệt tốt giúp các mặt hàng lưu trữ luôn được đảm bảo chất lượng.
Cấu tạo của kho lạnh
Kho đông lạnh bảo quản thực phẩm được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Hiểu được cấu tạo của chúng giúp bạn sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả nhất. Để chế tạo kho lạnh bảo quản thực phẩm, nhà sản xuất sử dụng các vật liệu dưới đây.
Lớp vỏ bao bọc
Bộ phần này được chế tạo từ các tấm panel có khả năng cách nhiệt. Bên cạnh đó, chúng có giá thành tương đối thấp, gọn, nhẹ, độ bền cao nên rất thuận tiện trong quá trình lắp đặt, vận chuyển.
Cửa kho lạnh
Chúng được chế tạo bằng cách trực tiếp đúc PU lên bề mặt Inox. Ngoài ra, cửa kho lạnh thường có diện tích không quá lớn nên để đảm bảo chất lượng cũng như giảm sự tổn thất về nhiệt độ, bạn nên sử dụng bản lề có kích thước 900m x1800mm.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại cửa kho lạnh thực phẩm gồm: Cửa mở (cửa bản lề) và cửa lùa (cửa trượt).
Cụm máy nén
Máy nén kho lạnh có nhiệm vụ nén môi chất lạnh ở áp suất thấp lên cao hơn và loại bỏ hơi ra khỏi dàn bay hơi. Bên cạnh đó, chúng còn có vai trò rất lớn trong việc làm mát cho toàn bộ hệ thống.
Hiện nay, có rất nhiều loại máy nén khác nhau được sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một vài loại phổ biến như sau:
- Máy nén Pittông: Chúng có thể hoạt động liên tục trong khoảng thời gian dài mà công suất vẫn được đảm bảo, độ bền cao, ít tiêu hao năng lượng và tiết kiệm chi phí.
- Máy nén trục vít: Loại máy này có cấu tạo nhẹ, nhỏ gọn nên rất dễ vận chuyển. Bên cạnh đó, chúng có khả năng vận hành ổn định mà không bị nóng hay hư hại trong quá trình sử dụng.
- Máy nén xoắn ốc: Chúng có thể vận hành máy móc một cách ổn định, ít gây tiếng ồn và hạn chế hiện tượng ngập lỏng.
Dàn lạnh của kho lạnh
Dàn lạnh thường được lắp đặt bên trong kho phải đảm bảo lớp vỏ chắc chắn nhưng vẫn có tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, chúng cần được bố trí thêm các thiết bị hỗ trợ khác như quạt ly tâm, điện trở xả đá, bức cánh dàn quạt,…
Tủ điều khiển
Bộ phận này có chức năng kiểm soát và điều chỉnh quá trình hoạt động của kho lạnh. Bởi các thông số đã được lắp đặt sẵn nên cách thức sử dụng cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Phân loại kho lạnh
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại kho lạnh khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Khi phân chia từng loại kho lạnh thực phẩm, chúng ta cần dựa trên các tiêu chí dưới đây.
Phân loại theo nhóm thực phẩm
Thông thường, kho lạnh thường được phân chia dựa trên loại thực phẩm cần bảo quản. Theo tiêu chí này, chúng gồm các nhóm như sau:
- Kho lạnh bảo quản các loại thực phẩm dùng để chế biến như thịt bò, thịt heo, hải sản, đồ đóng hộp,…
- Kho đông lạnh cất giữ đồ ăn liền như kem, sữa tươi, bánh, socola, kẹo,…
- Kho lạnh bảo quản các loại đồ uống như bia, nước giải khát,…
- Kho đông lạnh dùng lưu trữ các mặt hàng nông sản như rau củ quả, trái cây,…
Phân loại theo nhiệt độ bảo quản
Nếu dựa trên tiêu chí về mức nhiệt độ bảo quản, kho lạnh thực phẩm được phân chia thành 4 loại như sau:
- Kho lạnh bảo quản: Thiết bị này có nhiệt độ giao động từ -2 đến 5 độ C. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tính chất của từng loại thực phẩm mà mức nhiệt này có thể bị thay đổi. Loại kho lạnh này thường dùng trong công tác bảo quản rau củ quả và các mặt hàng nông sản.
- Kho lạnh sơ bộ: Loại kho này có mức nhiệt độ rơi vào khoảng -5 đến 5 độ C, dùng để bảo vệ các mặt hàng như thịt nguội, bánh, sữa,…
- Kho lạnh trữ đông: Thiết bị có nhiệt độ dao động ở mức từ -20 đến -10 độ C. Kho dùng bảo quản thủy hải sản, các loại thịt và sản phẩm đóng gói.
- Kho trữ lạnh sâu (làm lạnh nhanh): Chúng có mức nhiệt độ khoảng -30 đến -25 độ C, được dùng bảo quản kem hay làm đá viên.
- Kho cấp đông (ướp lạnh nhanh): Thiết bị có thể điều chỉnh nhiệt độ từ -40 đến -30 độ C. Chúng được sử dụng trong công tác làm đông nhanh sản phẩm trước khi đưa vào kho trữ lạnh sâu.
Lợi ích của kho đông lạnh thực phẩm
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn kho lạnh thực phẩm như công cụ hữu ích trong việc bảo quản hàng hóa của mình. Qua đó, chúng ta có thể thấy chúng đóng vai trò không hề nhỏ trong ngành sản xuất. Cụ thể, kho đông lạnh thực phẩm mang lại một số lợi ích dưới đây.
Bảo đảm chất lượng thực phẩm
Sử dụng kho đông lạnh để bảo quản là quá trình khép kín nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, nhiệt độ trong kho tương đối thấp làm hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn có hại. Từ đó, thực phẩm được bảo đảm chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.
Tiết kiệm chi phí
Trước khi đưa vào kho lạnh bảo quản, thực phẩm đã được chế biến, làm sạch và đóng gói bao bì. Chính vì vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng toàn bộ sản phẩm mà không cần bỏ đi phần nào. Qua đó, chúng ta có thể tiết kiệm chi phí và năng lượng điện. Đồng thời, thực phẩm trữ đông cũng rẻ hơn đồ tươi sống rất nhiều.
Dễ sử dụng
Thực phẩm đông lạnh thường trải qua công đoạn sơ chế trước khi đưa vào tủ bảo quản, Chính vì thế, bạn có thể mua về và chế biến thành các bữa ăn ngay lập tức. Ngoài ra, kho đông lạnh thực phẩm còn được nhà sản xuất thiết kế thuận tiện cho việc tháo gỡ hay dọn vệ sinh.
Sử dụng quanh năm
Kho lạnh bảo quản thực phẩm có thể dự trữ sản phẩm trong khoảng thời gian tương đối dài trước khi cung ứng ra thị trường vào thời điểm thích hợp. Tuy vậy, thực phẩm vẫn đảm bảo độ tươi ngon so với ban đầu.
Ở bài viết nay chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin cơ bản về kho lạnh thực phẩm mà khách hàng nên biết trước khi sử dụng. Hy vọng, những kiến thức này có thể mang lại sự hữu ích dành cho bạn.